I. Sampling là gì?

Sampling không có một định nghĩa cụ thể nào cả. Sampling được xem như là một hình thức marketing truyền thống với mục đích thu thập ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc cung cấp sản phẩm dùng thử đến tận tay người tiêu dùng.

Phương pháp Sampling được áp dụng khi doanh nghiệp có một sản phẩm mới vừa ra mắt thị trường hoặc những sản phẩm vừa sản xuất, vẫn chưa ra mắt thị trường.

Trong trường hợp trên, Sampling là một biện pháp marketing hiệu quả. Nhờ Sampling doanh nghiệp vừa có thể quảng cáo sản phẩm vừa có thể thu hồi đánh giá của khách hàng. Từ đó, họ có thể đưa ra những hoạch định trong chiến lược marketing một cách hiệu quả hơn

II. Hoạt động Sampling mang lại những lợi ích gì?

  1. Tăng sự chú ý của khách hàng: Bằng cách tiếp cận trực tiếp và trải nghiệm sản phẩm, khách hàng dễ dàng hơn để chú ý và nhớ đến thương hiệu.
  2. Tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu: Sampling giúp sản phẩm tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng, từ đó tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng.
  3. Thu thập ý kiến đánh giá từ khách hàng: Khi trải nghiệm sản phẩm, khách hàng có thể cung cấp phản hồi trực tiếp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cải thiện và hoàn thiện sản phẩm.
  4. Cạnh tranh: Hoạt động Sampling có thể giúp công ty thu hút khách hàng từ đối thủ bằng cách tạo ra trải nghiệm độc đáo và thu hút.
  5. Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín: Khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm, họ cũng trải qua trải nghiệm với thương hiệu. Nếu trải nghiệm tích cực, điều này có thể củng cố hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp.
  6. Tăng doanh thu: Nếu hoạt động Sampling được thực hiện một cách hiệu quả, nó có thể tạo ra sự tò mò và kích thích nhu cầu mua hàng, dẫn đến tăng doanh thu bán hàng.

III. Các xu hướng tổ chức hoạt động Sampling phổ biến

  • Sử dụng công nghệ: Tạo trải nghiệm sampling ảo qua ứng dụng di động và trực tuyến.
  • Sampling trải nghiệm: Tổ chức sự kiện tại điểm bán lẻ hoặc hội chợ để khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
  • Hợp tác với influencers: Sử dụng người ảnh hưởng để giới thiệu sản phẩm thông qua nội dung của họ.
  • Kết hợp sampling với tiếp thị nội dung: Tạo nội dung hấp dẫn kèm theo chương trình sampling.
  • Chăm sóc khách hàng: Sử dụng sampling như một phần của chương trình chăm sóc khách hàng và tổ chức các sự kiện đặc biệt.
  • Phân phối thông qua mạng xã hội: Tạo chiến dịch sampling trên các kênh mạng xã hội để kích thích sự lan truyền tự nhiên.
  • Tùy chỉnh dựa trên dữ liệu: Sử dụng dữ liệu khách hàng để tùy chỉnh chương trình sampling và nhắm đến nhóm mục tiêu.
  • Sampling trong chiến dịch tiếp thị toàn diện: Tích hợp sampling vào các chiến dịch tiếp thị khác để tăng tương tác và hiệu ứng lan truyền.

V. Quy trình thực hiện Sampling hiệu quả với 6 bước

Sampling là một phương pháp marketing truyền thống được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng để ghi nhận đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm. Những không phải doanh nghiệp nào tổ chức Sampling cũng thành công. Sau đây là quy trình thực hiện Sampling bài bản để buổi phát sản phẩm mẫu của bạn thành công và gây chú ý tới công chúng.

Xác định sản phẩm Sampling

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần xác định được đâu là sản phẩm cần sampling. Thông thường, các sản phẩm sampling là các sản phẩm mới ra mắt thị trường hợp hoặc những sản phẩm mới sản xuất còn chưa ra mắt thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp cần người tiêu dùng dùng thử và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Trong một số trường hợp, sản phẩm đã có mặt trên thị trường lâu nhưng do truyền thông tiếp thị không đạt hiệu quả nên sản phẩm vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng. Chúng ta cũng có thể dùng sampling để marketing cho các sản phẩm như thế này.

Xác định địa điểm tổ chức

Dựa vào tính chất của từng sản phẩm và yêu cầu của doanh nghiệp, chúng ta có thể lựa chọn những địa điểm tổ chức thích hợp. Hiện nay, hai kênh được chọn làm sampling phổ biến nhất là MT (Modern Trade) và TT (Traditional Trade)/GT (General trade).

  • MT (Modern Trade) chính là kênh thương bao gồm các chuỗi siêu thị, đại siêu thị,..Tại đây, lượng khách hàng ra vào lớn nhưng giá thuê địa điểm sampling lại khá cao.
  • TT (Traditional Trade)/GT (General trade): là kênh thương mại truyền thống, bao gồm các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý, nhà bán buôn, các nhà phân phối các cửa hàng tạp hóa, mô hình sỉ và lẻ.

1. Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin giấy phép thực hiện

Đây là một phần cực kỳ quan trọng quy trình làm Sampling. Để có thể thực hiện Sampling ở các siêu thị, bạn cần thực hiện hồ sơ thủ tục xin pháp và trình hồ sơ này lên phòng chức trách của siêu thị. Khi hồ sơ được phê duyệt, bạn mới được phép tổ chức mô hình phát sản phẩm thử.

Còn đối với các kênh truyền thống tại địa phương, bạn cần sự phê duyệt của ủy ban phường, ủy ban quận để tổ chức địa điểm Sampling.

2. Đào tạo nhân sự thực hiện

Các nhân viên tổ chức Sampling phải linh hoạt, có kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. Họ cần phải có đầy đủ các kỹ năng bán hàng để tư vấn, chia sẻ, thuyết phục khách hàng. Doanh nghiệp cũng phải tổ chức các buổi training kiến thức về sản phẩm cho nhân sự thực hiện. Chỉ khi hiểu sản phẩm, họ mới có thể tư vấn được cho khách hàng.

Trên đây là những công việc cần phải tiến hành trước khi tổ chức sampling để nhân sự thực hiện Sampling có thể chủ động trong mọi tình huống.

3. Tổ chức Sampling

Sau khi các công đoạn chuẩn bị hoàn tất, chúng ta bắt đầu tổ chức buổi dùng thử sản phẩm. Để đảm bảo chương trình không có sai sót, chúng ta cần rà soát lại một lần nữa các vật dụng có liên quan.

Tiếp đến, chúng ta cần đưa các sản phẩm mẫu này đến các siêu thị – nơi tổ chức Sampling. Do mỗi siêu thị sẽ có cách thức làm việc khác nhau, chúng ta cần tìm hiểu trước thủ tục để hạn chế những vấn đề không đáng có xảy ra.

4. Báo cáo hiệu quả Sampling

Chúng ta cần phải tổng kết các kết quả nhận được, đánh giá mức độ phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó, chúng ta mới có thể nhận định Sampling có hiệu quả hay không.

Những báo cáo này bao gồm các vấn đề như:

  • Hình ảnh sản phẩm
  • Số liệu bán hàng
  • Phiếu phản hồi khách hàng

Báo cáo càng chi tiết thì doanh nghiệp càng có các kế hoạch thay đổi, chiến lược phù hợp sau đó.

Quy trình làm Sampling bao gồm các hoạt động liên tục từ khâu lên kế hoạch cho đến báo cáo kết quả. Tuy nhiên, để Sampling mang lại hiệu quả cao, chúng ta cần có những hình thức tổ chức phù hợp và chuyên nghiệp.

Tóm lại, Sampling không chỉ là phương pháp giúp doanh nghiệp hướng tới những khách hàng tiềm năng mới mà còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tổ chức một buổi Sampling hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Đăng ký nhận tư vấn





    Phone Icon Facebook Icon Zalo Icon